Thi ẩm lâuon

6.7.11

Sự Tích Hoa Cẩm Chướng


Cẩm chướng, đóa hoa hồng như những viên bông gòn, không hương, nhưng lại rất đẹp. Cái đẹp thầm lặng. Cẩm chướng rất quan trọng trong cuộc sống của người Hy lạp và Ý. Vào thời phồn thịnh của Ý(Romans era) cẩm chướng trở thành biểu tượng của sự hùng mạnh của dân tộc nàỵ Cẩm chướng cũng được gọi là hoa của Jove, vì Jove là một trong những thần được quý chuộng nhất.
Sự tích cẩm chướng thật khó biết, nhưng một trong những điển tích của nó xuất phát từ thánh kinh. Sách vở kể lại trong thánh kinh, khi Đức Mẹ Đồng Trinh Mary nhìn thấy chúa Jesus bị đóng đinh, bà bật khóc. Từng giọt nước mắt của bà rơi xuống chân Chúa, thấm vào lòng đất và từ đó mọc lên những cành cẩm chướng đủ màu lộng lẫỵ…..
Cẩm chướng còn được dùng trong việc tiên đóan tương lai của người con gái vị thành niên ở Đại Hàn. Khi người con gái ở vào tuổi vị thành niên, ba đóa hoa cẩm chướng được cài lên búi tóc của cô gái theo thứ tự. Nếu đóa hoa nào tàn trước, chẳng hạn như đóa dưới cùng, cô bé sẽ phải chịu khổ cực cả cuộc đờị Còn nếu đóa trên cùng, thì những ngày cuối cuộc đời, cô bé phải chịu nhiều đau khổ. Khoảng đầu đời của cô bé sẽ rất khốn khó, nếu như đóa chính giữa tàn nhanh hơn hai đóa hoa kiạ….
Trong chuyện cổ tích của nước chúng tạ..Sự tích hoa cẩm chướng ít được người nhắc đến, có lẽ vì cẩm chướng không phải là hoa địa phương vì nó không xuất phát từ Việt Nam? Dù gì chăng nữa, hoa cẩm chướng cũng đã để lại một huyền thoại trong lòng những đứa trẻ thơ, trong những đêm trăng sáng quân quần nghe mẹ kể chuyện…..
Cẩm chướng cũng xuất phát từ một chuyện tình. Câu chuyện tình của một cô công chúa tóc dài sống lẻ loi trong cung điện trên vùng thượng nguồn. Trời cao nguyên lành lạnh đủ làm tăng màu đen óng ả của mái tóc, làm căng làn da mặt trắng hồng mịn màng như bông, làm màu đỏ của đôi môi người con gái như mọng hơn lên trong màn sương xám, và nhất là làm đôi mắt ướt cuả nàng như sáng long lanh trong những giọt sương. Cẩm Chướng đẹp nổi tiếng khắp nơi, nhưng đồng thời nàng bao giờ cũng mang một vẻ buồn. Sở dĩ nàng phải chịu cảnh sống lẻ loi giữa vùng hẻo lánh này chỉ vì lời tiên đoán của một lão ông với vua cha, khi nàng vừa chào đời, rằng nàng sẽ phải chịu nhiều bất hạnh. Vua cha vì sợ, và thương con, nên đành đem nàng đi cất giấu nơi đèo heo khuất gió để tránh khỏi hung tà. Thế nhưng tiếng đồn xa gần về sắc đẹp của Cẩm Chướng cũng lan nhanh, nhất là những buổi chiều khi giọng hát của nàng lan rộng khắp núi đồi, hoà vào hợp âm của những chú chim non hót véo von xung quanh, và những cơn gió reo bên ngoài. Bao nhiêu người đánh tiếng hỏi vợ, nhưng vua cha một mực từ chối, thâm tâm vẫn để ý kiếm tìm một phò mã xứng danh.
Một ngày kia, Cẩm Chướng lâm bạo bệnh. Thầy thuốc hết sức chữa nhưng đành cúi đầu chịu thua. Bỗng đâu vị lão phu ngày nọ đòi diện kiến nhà vua, và phán rằng bệnh của nàng chỉ có thể chữa được bằng cánh lá của một loài hoa trắng, mọc cheo leo trên đỉnh núi, giữa hai vực thẳm và một ngọn thác. Vua phải tìm cho bằng được cánh hoa đó để cứu con, nên truyền lệnh hễ ai kiếm được đóa hoa đó, sẽ lấy được nàng, và sẽ được truyền ngôi cho. Bao nhiêu chàng trai đua nhau vào rừng tìm kiếm, nhưng đều thất vọng, trong khi đó sức khoẻ của Cẩm Chướng tắt dần.
Trong lúc mọi người thất vọng, một hôm, người tiều phu trẻ, dáng nghèo nàn, xuống ngựa đem dâng vua cha bông hoa màu trắng. Từng cánh hoa phục hồi sức khỏe của nàng. Đôi mắt từ từ mở ra, lần đầu tiên để người ân nhân nhìn thấy bóng hình của hai đóa hoa thấp thoáng trong ánh mắt đó.
Lễ cưới được cử hành chưa được bao lâu, thì tai biến xảy đến cho đất nưóc. Tuân lệnh vua cha, chàng phò mã trẻ cầm quân, tạm chia tay với vợ, ra xa trường dẹp giặc ngoại xâm. Họ hẹn nhau ngày đoàn tụ, và chiều chiều nhờ gió hát gửi theo hướng đến người kia, như một lời trò chuyện. Những lá thư viết trên những cánh chim làm tin, đều đặn bay đi về.
Một hôm nàng bặt tin chồng, tiếng hát của nàng dường như loãng vào oảng không, chỉ còn tiếng vọng lại từ gió núi. Cẩm Chướng chờ mãi tin chồng, nhưng những cánh chim bay đi, rồi lại trở về không. Đoán điềm chẳng lành đã xảy ra, chiều chiều nàng ra nơi thác núi, tiếp tục chờ tin. Cho đến một buổi chiều, chim bay về đem tin chẳng lành. Bật khóc, và tuyệt vọng, Cẩm Chướng tung mình theo giòng thác, mất tích giữa giòng nước ồ ạt.
Từ chỗ chân nàng đứng, theo những giọt nước mắt rơi xuống, người ta về sau tìm thấy một loài hoa mới, với dáng dấp y hệt như đóa hoa trắng của anh tiều phu trẻ cứu người, chỉ khác màu đỏ thắm. Đóa hoa nở cạnh giòng thác, êm đềm, và dịu dàng, nhưng vẫn kiêu sa và vững vàng giữa trời gió cao nguyên và khí trời khắc nghiệt của cao nguyên.
Lạ hơn nữa, trong những ngày u uất nhất, người lữ khách vô tình soi bóng trên giòng nước, sẽ thấy bóng phản chiếu của những đóa hoa mang màu mắt long lanh, và bóng hình y hệt đôi mắt nàng công chúa. Từ đó hoa mang tên Cẩm Chướng, để tưởng nhớ hoài đến nàng công chúa chung thuỷ chờ chồng.
Sự tích hoa cẩm chướng có lẽ mang cùng một xuất phát, vì trong tiếng pháp, hoa cẩm chướng cũng mang cùng một cái tên “Oeillet”(đôi mắt). Huyền thoại Pháp cũng đã kể về một chuyện tình tương tự. Có thể đó cũng chỉ cùng một xuất xứ, một truyền thuyết? Như câu chuyện trong thánh kinh của mẹ. Maria.
Dalat360 (St)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét