Thi ẩm lâuon

2.8.15

Áp phích cho Hội chợ Sài Gòn lần thứ nhất

Tổ chức vào ngày 17 tháng 12 năm 1927 đến ngày 15 tháng 1 năm 1928.
In bằng tờ hình màu viết tiếng Quốc ngữ và tiếng Pháp. Ở đây được quảng cáo nhiều thương gia về nhiều lãnh vực thương mại Sài Gòn và các tỉnh Nam Kỳ xưa.




29.7.15

Thơ về các tỉnh Nam bộ ngày xưa

( Hình bản đồ đường thủy miền Nam vào năm 1929.)

Thơ về các tỉnh Nam bộ ngày xưa

Ngày 1 tháng 1 năm 1900, Toàn quyền Paul Doumer cho áp dụng nghị định ký ngày 20 tháng 12 năm 1899 đổi các khu tham biện (inspections) là tỉnh (province).
Thời Pháp thuộc, Nam Kỳ được chia làm 20 tỉnh để cai trị và sau đó Cap St. Jacques (Vũng tàu) tách ra thành tỉnh thứ 21..

“ Gia, Châu, Hà, Rạch, Trà
Sa, Bến,Long, Tân, Sóc
Thủ, Tây, Biên, Mỹ, Bà.
Chợ, Vĩnh, Gò, Cần, Bạc và Cấp (Vũng Tàu) ”

—Thơ về các Tỉnh

1. Gia: Gia Định.
2. Châu: Châu Đốc
3. Hà: Hà tiên
4. Rạch: Rạch Giá
5. Trà: Trà Vinh
6. Sa: Sa Đéc
7. Bến: Bến Tre
8. Long: Long Xuyên
9. Tân: Tân An
10. Sóc: Sóc Trăng
11. Thủ; Thủ Dầu Một
12. Tây: Tây Ninh
13. Biên: Biên Hòa
14. Mỹ: Mỹ Tho
15. Bà: Bà Rịa
16. Chợ: Chợ Lớn
17. Vĩnh: Vĩnh Long
18. Gò: Gò Công
19. Cần: Cần Thơ
20. Bạc: Bạc Liêu
21. Cấp (Cap St. Jacques): Vũng tàu

27.7.15

TÒA BỐ ( SỞ THANH TRA ) THỦ DẦU MỘT XƯA.

Trụ sở của Tòa Bố và dãy nhà phụ thuộc được xây cất trên một cái gò vươn cao trên sông, những con đường dốc dẫn đến đó đã được quy hoạch thành công viên kiểu Anh.
Tên của tỉnh Thủ Dầu Một thông thường được viết là Thu-do-mot, nhưng cách viết đúng phiên ra chữ Quốc ngữ là Thủ Dầu Một. Tên này gồm có ba chữ được viết theo cú pháp của Hán tự là « Một-dầu-thủ » và có nghĩa là « trạm có cây dầu duy nhất » (cây dầu là cây có dầu rất phổ biến trong vùng).
Nguồn gốc của tên này đã đi vào truyền thuyết: một đồn lính có nhiệm vụ canh gác sông Sài Gòn có lẽ đã được thiết lập tại địa điểm hiện thời của trụ sở của Sở Thanh tra và dãy nhà phụ thuộc. Đồn này đóng ngay giữa một khu rừng gồm toàn cây dầu cao lớn trong đó có một cây đạt kích thước thật là hùng vĩ. Đó thật là một cây dầu duy nhất. Đặc điểm này khiến cho dân bản xứ đặt tên đồn đó dưới tên Thủ Dầu Một. Sau khi đồn này bị dẹp bỏ, một ngôi chùa được dựng lên cũng ngay trên địa điểm đó, sau đó chùa bị phá hủy để xây trụ sở của sở Thanh tra, văn phòng làm việc, trại và đặt tên Thủ Dầu Một cho thị trấn sau này trở thành tỉnh lỵ.
Lược trích trong “ Monographie de Thu Dau Mot”. 1910
Cây cầu Mát trước tòa Bố.

Công viên quanh Tòa Bố.

Khu vườn quanh tòa Bố.

Nhìn hướng về sông Sài Gòn.

Cây dầu cổ thụ trong Tòa Bố