Thi ẩm lâuon

15.8.12

Đắm say những cung đường tím biếc

Người Dalat như tôi hay gọi loài hoa có màu xanh tím rất dễ thương vừa mọc hoang trong vườn, vừa được trồng trong những bụm đất nho nhỏ trên bậu cửa sổ này là hoa Forget. Gọi thế cho thân thương chứ chả mấy ai gọi đầy đủ là hoa Forget me not hay hoa Xin đừng quên tôi giống truyện ngắn gì đó viết về “Hoa lưu ly ven hồ”. Thỉnh thoảng, nếu có người bạn phương xa về thăm Dalat, ngồi chơi, suýt xoa ngắm những đóa hoa nho nhỏ được ép khô trong tập lưu niệm, trên những cánh thiệp hay dừng chân ngơ ngẩn trước một ban công tím, chúng tôi lại sung sướng tự hào giới thiệu: Đấy, là hoa Forget đấy. Bạn có biết câu chuyện tình yêu về loài hoa mang ý nghĩa “xin đừng quên em” này không? Mà Forget còn được gọi là Lưu Ly nhé. Lưu Ly trong câu chuyện “Hoa Lưu Ly ngày thứ tư” ấy mà. Ừ, đấy, ngày xưa có một cô gái hẹn một anh lính… và... v... v.
Vì thế nên bây giờ Forget - thậm chí đôi lúc còn hoá thành Violet - hay vẫn cứ là Lưu Ly, rất hồn nhiên, tươi trẻ, và đương nhiên, cứ “tím biếc” qua từng câu chuyện kể mang bóng dáng nửa cổ tích, nửa văn chương trong cuộc tao ngộ…
Sau này tôi được đọc một bài viết khoa học về hoa Forget, tác giả cho rằng người Dalat đã nhầm. Forget me not "của người Đà Lạt" thuộc họ Browallia chứ không phải là Forget me not “của người châu Âu”. Cái hoa Forget châu Âu mới đích thực được gọi tên là Lưu ly, hay Lưu Ly Myosotis. Tên khoa học đầy đủ của nó là Myosotis Scorpioides vì cánh hoa có hình tai chuột (Myosotic tiếng Latin là "tai chuột") và vì chúng thuộc họ cỏ Bò Cạp (Scorpion Grass) do các cụm hoa đều uốn cong lên giống như đuôi bò cạp… Sau bài viết còn một loạt hình giới thiệu, so sánh,...
Khổ nổi, tôi - và nhiều người Dalat yêu Forget như tôi - đã trót mang loài hoa Forget - Lưu Ly - Violet vào sâu trong mỗi kỷ niệm của mình nên việc phân loại họ hàng loài hoa tím biếc này trở nên chẳng cần thiết. Thế nhưng thỉnh thoảng lại mơ hồ, bảng lảng đặt cho mình câu hỏi “là Lưu ly hay là Forget…?” khi bất ngờ gặp lại sắc tím ngọt ngào và mùi hương nhung nhớ giữa những cung đường vừa lạ, vừa quen…
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét